NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ Victor Hugo
Đánh máy: Tí quậy 2
Từ sau 1830, bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời, cũng như trong sáng tác của Hugo. Phong trào cách mạng Pháp càng ngày càng mạnh mẽ. Từ 1830 đến 1832 tại một số thành phố lớn ở Pháp, nhất là Paris và Lyông, nhân dân lao động nổi dậy chống chính quyền tư sản phản động, Hugo có cảm tình đặc biệt với phong trào cách mạng. Trong bài tựa cuốn Luycơrét Borgia (1833), ông tuyên bố nhà văn phải “sáng tác đồng thời với đấu tranh chính trị”. Từ 1830, Hugo không ngừng sáng tác và không ngừng tích cực tham gia đâu tranh chính trị. Phái lãng mạn thành hình từ 1810, đã có sự chia rẽ: một bên chủ trương nghệ thuật vì nghệ thuật, đứng đầu là Têôphin Gôchiê; một bên chủ trương nghệ thuật phục vụ dân sinh; Victor Hugo là người sáng lập ra dòng sau này. Đến năm 1859, ông viết cho thi sĩ Bôđơle: “Không bao giờ tôi chủ trương nghệ thuật vì nghệ thuật; bao giờ tôi cũng nói: nghệ thuật phải phục vụ cho tiến bộ”. Hugo viết để phục vụ đấu tranh, phục vụ quần chúng. Trong tư tưởng của ông, đã có một chuyển hướng quyết định. Chế độ phản động của Lui XVIII, cuộc cách mạng 1830, 1832 là những nguyên nhân sâu sắc của sự chuyển biến trong tư tưởng của nhà văn. Năm 1831, ông viết cuốn tiểu thuyết lịch sử vĩ đại Nhà thờ Đức bà Paris, một cuốn tiểu thuyết lãng mạn tích cực điển hình. Ông đả kích kịch liệt bọn quý tộc, đề cao tấm lòng cao thượng, trong sáng của người bình dân. Cũng năm 1831, ông xuất bản tập thơ Lá Thu, trong đó ông viết: “Ta yêu tự do vì hoa trái của Tự do”. Từ 1830 đến 1840, các tập thơ của ông đều thấm nhuần lòng xót thương thấm thía những kẻ khốn cùng, lòng tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, lòng hy vọng vào tương lai loài người. Trong tập Ngày cuối cùng của người tội nhân (1829) và trong truyện ngắn Cơlốtđơ, thằng cùng, Hugo phản đối thống thiết tội tử hình trong luật pháp lúc bấy giờ. Vào khoảng 1840, Hugo bỗng nhiên ngả về phái hữu. Ông bênh vực chế độ quân chủ chuyên chế, bên vực tên trùm tư sản Lui Philip, chống lại tư tưởng dân chủ. Năm 1841, ông được bầu vào Hàn lâm viện Pháp và năm 1845 được phong bá tước. Nhưng sau 1848, trước sự phản bội của bọn quý tộc và bọn đại tư sản, Hugo trở nên chiến sĩ số một của tự do, dân chủ, của chế độ Cộng hòa Pháp, cho đến ngày cuối cùng. Từ cuộc đảo chính ngày 2 tháng chạp 1851, lật đổ chế độ cộng hòa, Hugo phải đày ra nước ngoài, thoạt tiên ở Bỉ, rồi ra đảo Giêcxây và Ghécnơxây suốt thời gian mười tám năm trời dưới chế độ đế chế thứ II. Ông cực lực chống lại Napoleon III. Thời kỳ này ông sáng tác những tập thơ và những bộ tiểu thuyết có giá trị nhất. 1852, ông viết Napoleon tiểu đế và xuất bản tập thơ Trừng phạt năm 1953; ông lên án gay gắt sự phản bội, sự áp bức của triều đình Napoleon III. “Người ta biết Hugo rời bỏ nước Pháp và từ những hòn đảo của Anh Cát Lợi trong biển Măngsơ ông đã nhóm ngọn lửa đấu tranh chống Napoleon tiểu đế”P0F1P. Hugo thực sự đã trở thành một một chiến sĩ cách mạng, mang cả cuộc đời mình, thiên tài của mình để phục vụ cách mạng. Những tập thơ trên mở đầu cho giai đoạn thứ ba trong sự nghiệp sáng tác của ông. Trong thời kỳ ở đảo Giêcxây và Ghécnơxây, Hugo viết mấy bộ tiểu thuyết lớn: Những người khốn khổ (viết xong năm 1861), Những người lao động ở biển (1866) và đoạn đầu tập thơ Thiên anh hùng ca của nhân loại (1857 – 1883). Những người khốn khổ là một cuốn tiểu thuyết xã hội hiện đại, một thiên anh hùng ca bằng văn xuôi. Hugo diễn tả cuộc đời trăm ngàn khổ cực và tâm hồn vô cũng cao thượng của một người tù khổ sai là GIĂNG VANGIĂNG, của một thiếu phụ bị xã hội tư bản tàn bạo chà đạp là Phăngtin, của một trẻ thơ anh dũng là Gavơrốt. Trong cuốn tiểu thuyết vĩ đại này, Hugo đứng hẳn về phía quần chúng, khi mô tả cuộc chiến đấu hùng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét